CẦU RẠCH MIỄU TIỀN GIANG - ĐỘC ĐẠO HUYẾT MẠCH

 11/10/2018  3  Bình luận
Capital

Capital

CẦU RẠCH MIỄU TIỀN GIANG - ĐỘC ĐẠO HUYẾT MẠCH

Cầu Rạch Miễu Tiền Giang là cầu dây văng nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Đầu cầu phía Bắc thuộc địa phận thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đầu cầu phía Nam là huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 20km. Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Sự xuất hiện của cây cầu này đã giúp phá vỡ thế cô lập về giao thông bộ của tỉnh Bến Tre. Đây cũng là cơ hội phát triển kinh tế quảng bá thương hiệu trong khu vực.

Thông tin chung

Cầu Rạch Miễu Tiền Giang nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà cũ khoảng 1km về phía thượng lưu. Trong số ba cây cầu dây văng tại đồng bằng sông cửu long, đây là cây cầu đầu tiên được thực hiện bởi chính tay các kỹ sư Việt Nam, thiết kế và thi công theo công nghệ mới.

Cầu RẠCH MIỄU TIỀN GIANG

Cầu Rạch Miễu Tiền Giang

Thông số kỹ thuật của cầu như sau:

  • Chiều dài: 8331 m kể cả đường nối hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính gồm 2 cầu số 1 và số 2 có tổng chiều dài 2.868 m, trong đó có một phần là kết cấu dây văng bố trí nhịp 117m+270m+117m, chiều cao tĩnh không thông thuyền 37,5m. Ở giữa cầu là cù lao Thới Sơn. Cầu số 2 dài 990m gồm các nhịp có chiều dài tới 90m để thông thuyền với chiều cao 7m là dầm bêtông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng. Các nhịp cầu dẫn là nhịp dầm Super T chiều dài mỗi nhịp 40m. Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài 5.463mvà 2 cầu chính có tổng chiều dài 2.868m bắc qua hai nhánh sông Tiền Giang và cồn Thới Sơn.
  • Chiều dài nhịp chính: chiều dài 270 m và chiều cao thông thuyền là 37,5 m cho phép tàu 10.000 tấn có thể đi qua
  • Chiều rộng cầu: rộng 15 m cho 2 làn xe ô tô và 2 làn xe máy có phần đường cho người đi bộ hai bên
  • Tổng thầu thi công: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, 5 và 6 (Bộ Giao thông vận tải)
  • Tải trọng cầu: 60 tấn
  • Tổng mức đầu tư khoảng: 3.300 tỷ đồng

Clip giới thiệu

Hiệu quả giao thông kinh tế của cầu Rạch Miễu Tiền Giang

Trong khoảng thời gian từ những năm 2000 trở lại đây, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng, với nhiều khu công nghiệp và nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động. Việc phát triển thần tốc như vậy đem lại nhiều thay đổi lớn trong mọi mặt của xã hội, điển hình là vào ngày 16 tháng 4 năm 2009, thủ tướng chính phủ đã ký văn bản quyết định số 492/QĐ-TTg phê duyệt dự án “Vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Theo quyết định trên, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm quan trọng về lương thực - thực phẩm, đánh bắt - chế biến thủy hải sản, đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Cũng từ vị trí này, công nghệ sinh học, công nghệ giống và các dịch vụ liên quan sẽ được chuyển giao cho toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đứng trước tốc độ phát triển như vậy, Đồng Bằng Sông Cửu Long đã lộ ra những điểm yếu về vấn đề cơ sở hạ tầng không phát triển kịp so với mức độ tăng trưởng kinh tế. Việc quy hoạch hạ tầng giao thông bộ gặp nhiều khó khăn. Như chúng ta đã biết, nền địa hình của Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và khu vực miền tây nói riêng có nhiều kênh rạch, chia cắt thành nhiều khu vực riêng. Điều này ảnh hưởng đến vấn đề giao thông bộ trên toàn khu vực. Nắm rõ vấn đề đó, chính phủ đã tiến hành xây dựng hệ thống hạ tấng cơ sở giao thông đường bộ, trong đó nổi bật là các Cầu Mỹ Thuận (khánh thành 2000), Cầu Rạch Miễu Tiền Giang (khánh thành 2009), Cầu Cần Thơ (khánh thành 2010), việc xây dựng các cây cầu này đã đảm bảo cho lưu thông bộ được thông suốt trong khu vực và từ khu vực ra các tỉnh ngoài.

Cầu RẠCH MIỄU TIỀN GIANG

Trong số đó, cầu Rạch Miễu Tiền Giang xuất hiện đã phá vỡ thế cô lập của tỉnh Bến Tre, đảm bảo thông thương hàng hóa kinh tế và các mục đích khác. Trước khi xây dựng cầu, việc lưu thông của tỉnh Bến Tre được đảm nhiệm bởi bến phà Rạch Miễu, với thời gian vượt sông khá dài, phà loại 100 tấn khoảng 25 - 30 phút, phà tốc hành loại 50 tấn khoảng 13 - 14 phút và phà 60 tấn là 20 phút. Tốc độ như vậy không đáp ứng được nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân. Phà Rạch Miễu đã được dừng hoạt động khi cầu Rạch Miễu đi vào thông xe.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do lượng người và phương tiện lưu thông ngày một tăng, nên cầu Rạch Miễu Tiền Giang đã có dấu hiệu kẹt xe vào các giờ cao điểm trong ngày. Nguyên nhân là do ngoài lượng xe về tỉnh Bến Tre như trước đây, nay người dân về tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long… cũng qua cầu Rạch Miễu để rút ngắn khoảng cách.

Cầu RẠCH MIỄU TIỀN GIANG

Hình ảnh tắc đường trên cầu RM-TG giờ cao điểm

Lợi thế quảng cáo thương mại của cầu Rạch Miễu Tiền Giang

Hiện tại cầu RM - TG đang là cây cầu độc đạo giữa hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, lưu lượng giao thông vô cùng lớn và đang có xu hướng tăng mạnh. Ngoài ra, cầu thường xuyên xảy ra tình huống kẹt xe theo hướng Tiền Giang - Bến Tre vào giờ cao điểm. Tương lại khi dự án quốc lộ 60 hoàn thành (đi qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh) hoàn thành, cây cầu độc đạo này chắc chắn sẽ trở thành tuyến huyết mạch nối liền kinh tế trong toàn khu vực.

Với tất cả những yếu tố trên, chúng tôi - công ty Cổ Phần Thương Mại Phát Triển Thủ Đô đã hoàn thành thủ tục xin cấp phép khai thác quảng cáo thương mại tại điểm cầu Rạch Miễu Tiền Giang. Đây chắc chắn là địa điểm quảng cáo đem lại hiệu quả cao, không thể bỏ qua trong các chiến dịch quảng bá thương hiệu.

Hãy hợp tác với chúng tôi, để giúp thịnh vượng doanh nghiệp của bạn

Bình luận:
binh-luan

cusiatisa

13/06/2022

Tabvto Donormyl Kaufen https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Buy Prevacid Online Tiwjrv Cialis Rzdalm https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Xitkhn

binh-luan

Thành

25/10/2018

Chúng tôi sẽ gửi thông tin vào email cho bạn, bạn vui lòng đợi trong giây lát.

binh-luan

Mẫn Nhi

25/10/2018

Cho mình biết thêm thông tin quảng cáo cụ thể về tuyến đường này với. gửi về email mannhi.trieu3009@gmail.com giúp mình ạ

Viết bình luận của bạn: